Nếu phát hiện sớm, bạn không cần phải nhổ răng khôn bị sâu, thay vào đó là những cách giúp giữ lại răng như gel Florua, trám răng, nạo tủy.
Răng khôn nằm ở sâu bên trong cung hàm nên rất khó để vệ sinh răng sạch sẽ. Bên cạnh đó, đây còn là khu vực khiến các vụn thức ăn bị mắc kẹt, từ đó dẫn đến hiện tượng răng khôn bị sâu. Vậy mọi người cần làm gì khi bị sâu răng khôn?
1. Nguyên nhân và dấu hiệu
Sâu răng là bệnh lý răng miệng mà ai cũng có thể mắc phải. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng bị sâu răng khôn là do khu vực răng khôn không được vệ sinh sạch sẽ. Lúc này các vụn thức ăn mắc kẹt kết hợp cùng vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng và nước bọt sẽ tạo thành các mảng bám.
Mảng bám chứa rất nhiều axit. Các axit này có khả năng phá vỡ lớp men bảo vệ răng, gây ra hiện tượng xói mòn. Về lâu dài, các axit sẽ tạo ra lỗ nhỏ li ti trên răng, khiến răng khôn bị sâu.
Sâu răng sẽ từ từ xâm nhập vào tủy răng, khiến bạn bị đau nhức dữ dội
Các dấu hiệu cho thấy bạn đã bị bị sâu răng khôn:
– Đau răng: Cơn đau có thể xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng kể cả khi không tác động vào răng.
– Răng khôn bị nhạy cảm: Cảm thấy đau hoặc ê buốt khi dùng những thực phẩm lạnh, ngọt hoặc chua.
– Thay đổi màu sắc: Dấu hiệu này dễ quan sát hơn ở răng khôn hàm răng dưới so với sâu răng khôn hàm trên. Lúc này bạn có thể thấy những đốm xám, nâu hoặc đen xuất hiện trên bề mặt răng.
– Hơi thở có mùi: Sâu răng làm hình thành các lỗ trên bề mặt răng khiến vụn thức ăn bị mắc kẹt, đồng thời khu vực răng khôn cũng rất khó vệ sinh sạch sẽ. Chính những điều này đã khiến sâu răng trở thành ổ vi khuẩn và tiết ra mùi khó chịu.
2. Hậu quả khi bị sâu răng khôn?
Sức khỏe răng miệng bị giảm sút:
Ở giai đoạn đầu, sâu răng chỉ tấn công vào lớp men bên ngoài răng. Tuy nhiên về lâu dài, sâu răng dần xâm nhập vào bên trong tủy, nơi tập trung nhiều dây thần kinh và các mạch máu. Lúc này, các tổn thương sẽ khiến bạn vô cùng đau nhức và nguy cơ mất răng vô cùng cao.
Dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa:
Do không thể ăn nhai được bình thường nên dễ bị biếng ăn hoặc nhai không kỹ. Khi bỏ ăn hoặc đưa những thức ăn chưa được nhai kỹ vào đường tiêu hóa, đường tiêu hóa có khả năng xuất hiện các vấn đề như đau dạ dày, sa dạ dày, trĩ,…
Đau răng khiến hệ tiêu hóa của bạn cũng bị ảnh hưởng tiêu cực
Mất ngủ:
Những cơn ê buốt, đau nhức dữ dội sẽ khiến bạn không thể ngủ ngon giấc, đặc biệt là với những người có thói quen nghiến răng. Nếu càng để lâu, bạn sẽ bị suy nhược cơ thể, đồng thời có sự thay đổi về tính cách như hay cáu gắt, bứt rứt, khó chịu,…
3. Răng khôn bị sâu phải làm sao?
Nhiều người thường nghĩ nhổ răng là phương pháp duy nhất để điều trị sâu răng. Thực tế, bạn không cần phải nhổ răng khôn hàm dưới bị sâu hoặc hàm trên bị sâu. Theo đó, nhổ răng chỉ là phương pháp cuối cùng nếu tình trạng sâu răng đã quá nặng. Tùy theo giai đoạn mà Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị riêng mà không cần nhổ bỏ răng bị sâu.
Răng khôn bị sâu có nên nhổ không là vấn đề nhiều người quan tâm
– Gel Florua: Nếu bị sâu răng khôn ở giai đoạn đầu, Bác sĩ sẽ dùng gel Florua để tăng cường men răng. Nhờ đó, răng của bạn sẽ có khả năng chống lại các axit từ mảng bám, giúp ngăn ngừa sâu răng phát triển.
– Trám răng: Trong trường hợp đã xuất hiện lỗ sâu nhưng chưa xâm nhập vào tủy, Bác sĩ sẽ tiến hành trám răng. Phương pháp này có hơi ê buốt nên Bác sĩ có thể gây tê cục bộ trước khi tiến hành trám.
– Nạo tủy: Nạo tủy sẽ được áp dụng nếu sâu răng đã xâm nhập vào tủy răng. Do chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh nên phương pháp này có thể gây khó chịu với nhiều người.
– Nhổ bỏ răng: Khi răng đã bị hư hỏng quá nặng, có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng kế cận, Bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng này để bảo vệ sức khỏe răng miệng của Khác hàng. Vậy nhổ răng khôn bị sâu có đau không?