Nướu sưng đỏ, đau nhức: Nướu răng ửng đỏ hơn so với bình thường, có thể kèm theo những dấu hiệu đau nhức.
Chảy máu nướu răng: Nướu răng bị tổn thương và chảy máu khi chải răng quá mạnh, ăn nhai các loại thực phẩm quá cứng.
Các mảng bám tích tụ: Các mảng thức ăn bám trên cổ răng, quanh nướu răng, lâu ngày hình thành cao răng chứa vi khuẩn.
Hơi thở có mùi hôi: Các vi khuẩn răng miệng trú ngụ dưới những mô nướu viêm nhiễm khó được làm sạch, lâu ngày sẽ gây khiến hơi thở có mùi hôi.
Răng dài hơn: Sưng nướu gây tụt nướu, lộ chân răng, khiến răng trông dài hơn các răng xung quanh.
Cấu trúc hàm thay đổi: Một trong những dấu hiệu của bệnh nướu răng là tình trạng khoảng cách giữa các răng đột nhiên rộng ra, răng ngả về phía trước hoặc phía sau.
Răng lung lay, nhạy cảm: Răng trở nên nhạy cảm, dễ bị sâu, lung lay do nướu sưng không khít sát chân răng.
Các triệu chứng kèm theo: Chán ăn, mất ngủ, sốt…
Nguyên nhân sưng nướu
Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng, sai cách, không làm sạch các mảng bám ở kẽ răng sau mỗi bữa ăn. Tinh bột và đường có trong thức ăn dần tích tụ quanh chân răng, nướu, gây viêm nhiễm.
Thường xuyên sử dụng thuốc lá.
Phụ nữ mang thai hoặc đến chu kỳ kinh nguyệt, đang có sự thay đổi về hormone, sức đề kháng yếu hơn bình thường khiến vi khuẩn dễ tấn công.
Mắc các bệnh lý làm giảm miễn dịch như: Tiểu đường, bạch cầu, HIV…
Tác dụng phụ của một số loại thuốc làm giảm lượng nước bọt tiết ra, gây khô miệng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Tình trạng mọc răng khôn ở độ tuổi trưởng thành khiến vùng nướu tại vị trí đó sưng, nhức.
Biểu hiện của các bệnh lý răng miệng: viêm nha chu, sâu răng, áp xe răng…
CÁCH PHÒNG NGỪA VIÊM NƯỚU
Dùng chỉ nha khoa thay tăm xỉa răng thông thường để làm sạch thức ăn ở kẽ răng và chân răng. Lưu ý xỉa răng nhẹ nhàng, tránh kéo chỉ mạnh tay vì có thể gây chảy máu nướu.
Chải răng sau mỗi bữa ăn 30 phút và trước khi đi ngủ, thời gian chải răng trung bình từ 2 – 3 phút.
Sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng, đúng cách để tránh gây chảy máu nướu.
Súc miệng bằng nước muối hoặc nước trà xanh để sát khuẩn và làm giảm tình trạng sưng, viêm ở nướu.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin A, C như súp lơ xanh, khoai lang, đu đủ, cam, chanh, bưởi…
Uống 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng khô miệng.
Nếu miệng thường xuyên bị khô, bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt.
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia, nước ngọt và ăn các thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo, caramel…chính là cách trị sưng nướu răng hiệu quả nhất.