Là một bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hóa gây ra hiện tượng hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô cứng.
Nói một cách dễ hiểu, đó là bệnh lý về răng gây ra bởi vi khuẩn tích tụ trong miệng khiến bề mặt răng bị “tấn công” và dần hư hại. Đây không phải bệnh cấp tính nhưng lại khiến người bệnh khó chịu, đau nhức, dễ gây ra các biến chứng nặng hơn.
Nguyên nhân :
- Vi khuẩn tích tụ nhiều trong miệng
- Thức ăn, đặc biệt là chất ngọt và tinh bột dính vào răng rồi lên men và biến thành axit
- Mảng bám quá nhiều trên răng
- Do các đặc tính di truyền hoặc chất lượng men răng không tốt
Về cơ bản, có thể phòng ngừa bằng cách vệ sinh răng miệng một cách thường xuyên, định kỳ lấy cao răng, kiểm tra răng miệng.
Tình trạng sâu có thể chia thành 4 cấp độ:
- Sâu nhẹ khi răng mới xuất hiện những đốm nâu hoặc đen trên bề mặt, chưa gây đau hay khó chịu. Với trường hợp này chỉ cần thường xuyên vệ sinh răng miệng, chú ý lấy cao răng định kỳ tránh để vết đốm sâu phát triển sang mức tiếp theo.
- Sâu ngà nông là khi đốm nâu hoặc đen đã lan rộng, vết đốm lõm sâu vào ngà răng khiến răng suy yếu, gây cảm giác đau hoặc ê buốt. Lúc này cần tới nha sĩ để trám răng tránh gây sâu răng nặng hơn.
- Sâu ăn vào tủy là khi vi khuẩn sâu răng đã phá hủy men răng, bắt đầu tấn công vào tủy răng. Đây được xem là giai đoạn nặng cần được xử lý càng sớm càng tốt. Với trường hợp này nha sĩ sẽ làm sạch vết sâu, trám răng bằng vật liệu chuyên dụng tránh để vi khuẩn phá hoại nặng hơn.
- Viêm tủy, áp xe răng là dạng biến chứng của nhiễm trùng do sâu răng, gây ra bệnh lý về lợi hoặc nứt răng. Lúc này ổ áp xe gây ra sưng đau, biến dạng mặt khiến bệnh nhân cực kỳ khó chịu, cần được can thiệp nha khoa ngay. Với trường hợp này bác sĩ sẽ phải loại bỏ ổ áp xe, điều trị tủy và phục hình răng. Với trường hợp răng đã hư hỏng quá nặng bắt buộc phải nhổ bỏ răng.
Để tránh gặp phải tình trạng ăn vào tủy hay nặng hơn là viêm tủy, áp xe chúng ta cần kiểm tra răng miệng định kỳ, tăng cường các biện pháp vệ sinh răng miệng.